ISO 45001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý và an toàn sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình trong việc ngăn ngừa tổn hại sức khỏe và thương tích cho nhân viên.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tuân theo các cách tiếp cận hệ thống quản lý chung khác như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001…
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được chính thức ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 bởi tổ chức ISO nhằm thay thế OHSAS 18001:2007.
Tiêu chuẩn ISO 45001 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, mức độ phức tạp hay dịch vụ, sản phẩm cung cấp.
Các doanh nghiệp, tổ chức muốn giảm thiểu các rủi ro phát sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho nhân viên thì hãy xây dựng và áp dụng ngay hệ thống quản lý an toàn về sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001.
– Thiết lập các quá trình có hệ thống
– Xác định các mối nguy và rủi ro an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
– Thiết lập, kiểm soát vận hành, quản lý các rủi ro;
– Nâng cao nhận thức về rủi ro an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
– Cải tiến hiệu quả môi trường làm việc.
– Chủ động trong các vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
– Đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật.
– Gia tăng sự bền vững của tổ chức
– Tăng cường sự tuân thủ luật pháp và quy định
– Giảm chi phí về tai nạn;
– Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành;
– Giảm chi phí đóng bảo hiểm;
– Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự;
– Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm 10 điều khoản.
ISO 45001 khác biệt so với OHSAS 18001 vì OHSAS 18001 chỉ hướng tới việc thúc đẩy và hỗ trợ các chuẩn thực hành an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Còn ISO 45001 không chỉ hướng đến việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà còn đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy, hoặc chấn thương có thể phát sinh trong công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn hơn.
ISO 45001 không có tài liệu viện dẫn nhưng vẫn giữ nguyên điều khoản này để duy số thứ tự nhất quán trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
Các thuật ngữ và định nghĩa của ISO 45001 không theo bảng chữ cái như các tiêu chuẩn khác mà được theo liệt kê theo tầm quan trọng. Có một số thuật ngữ và định nghĩa mới được sửa đổi trong tiêu chuẩn ISO 45001 từ OHSAS 18001.
Trong điều khoản 4 này, doanh nghiệp cần hiểu rằng tiêu chuẩn ISO 45001 cần được thiết lập và thực hiện sao cho phù hợp với các chiến lược của đơn vị. Điều này có ý nghĩa rằng việc đặt quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào chức năng kinh doanh cốt lõi của tổ chức.
Theo đó, doanh nghiệp cần xác định các nguyên nhân hoặc yếu tố nội bộ và bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yếu tố bên ngoài có thể là sự bất ổn về xã hội, chính trị, kinh tế.
Ngoài ra, tổ chức cũng cần xác định nhu cầu của các bên quan tâm như các đối tác hoặc khách hàng về hệ thống quản lý ISO 45001.
Để nâng cao tính minh bạch, phạm vi cuối cùng của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải được xây dựng thành văn bản. Nếu tổ chức loại trừ một phần công việc kinh doanh ra khỏi phạm vi thì điều đó không thể chấp nhận được do ảnh hưởng đến kết quả hoạt động về an toàn và sức khỏe lao động. Mục tiêu của ISO 45001 là giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa chấn thương và bệnh tật có thể xuất hiện trong khi làm việc. Do vậy, việc loại trừ này sẽ làm giảm độ tin cậy, hình ảnh của tổ chức.
Trong điều khoản 5 đã chỉ ra rằng cần có sự cam kết của tất cả nhân viên và cấp lãnh đạo trong tổ chức. Toàn bộ doanh nghiệp sẽ cùng đồng lòng thực hiện vì yêu cầu sức khỏe và an toàn lao động chứ không đơn thuần chỉ là 01 người hoặc 01 nhóm.
Lập kế hoạch trong ISO 45001 giúp tránh được các kết quả không như mong muốn như việc có thể gây ra thương tích, bệnh tật hoặc không đáp ứng luật pháp. Lưu ý rằng các mục tiêu và kế hoạch này bắt buộc phải có bằng chứng văn bản.
Các yếu tố hỗ trợ như nhận thức, năng lực và thông tin được nêu rõ trong điều khoản 7. Theo tiêu chuẩn ISO 45001, tổ chức nên thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Điều khoản 8 yêu cầu kiểm soát hoạt động cũng như các hành động chuẩn bị ứng phó khẩn cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo đối với việc quản lý gia công và mua hàng cũng như việc quản lý rủi ro. Đồng thời, tổ chức cần quản lý nhà thầu chặt chẽ, không được chuyển giao cho các nhà thầu phụ.
Tuân thủ luật pháp và đánh giá nội bộ là những yếu tố trong việc giám sát và đo lường hiệu suất. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần xem xét hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động có hiệu quả hay không.
Hệ thống quản lý cần liên tục được cải tiến bao gồm quy trình hành động khắc phục sự không phù hợp cũng như việc xử lý hiệu quả đối với việc không tuân thủ. Theo đó, nhân viên thực hiện được yêu cầu phải tham gia vào quy trình này vì đây là những người hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề hơn so với những người không trực tiếp tham gia vào quá trình.
OHSAS 18001 đã được thay thế bằng ISO 45001, tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các tổ chức đã được chứng nhận OHSAS 18001 sẽ cần phải chuyển sang ISO 45001 vào cuối tháng 3 năm 2021.
Phần lớn cấu trúc của OHSAS 18001 có thể được tìm thấy trong ISO 45001, vì vậy bạn sẽ nhận ra các nguyên tắc nhưng nhiều cải tiến được cung cấp trong ISO 45001 bao gồm lãnh đạo mạnh mẽ hơn, sự tham gia của nhân viên tốt hơn và tập trung vào sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.