ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế uy tín về hệ thống quản lý chất lượng, được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, ISO 9001 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo dựng uy tín trên thị trường. Việc áp dụng tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn mà còn tạo điều kiện để phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Hãy cùng Best Global tìm hiểu những nội dung về ISO 9001 qua bài viết.
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành và được sử dụng cũng như công nhận trên toàn thế giới.
Từ khi được ban hành đến nay, ISO 9001 đã trải qua 5 phiên bản khác nhau, cụ thể như:
Phiên bản ISO 9001:1987 (tiêu chuẩn quản lý chất lượng – mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)
Phiên bản ISO 9001:1994 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương TCVN ISO 9001:1996)
Phiên bản ISO 9001:2000 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương TCVN ISO 9001:2000)
Phiên bản ISO 9001:2008 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương TCVN ISO 9001:2008)
Phiên bản ISO 9001:2015 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương TCVN ISO 9001:2015) đây là phiên bản hiện hành mới nhất.
Một trong những điểm cải tiến đáng chú ý của ISO 9001:2015 so với các phiên bản trước là việc áp dụng tư duy dựa trên rủi ro. Cách tiếp cận này giúp tổ chức nhận diện các yếu tố có thể khiến quy trình và hệ thống quản lý bị sai lệch so với hoạch định ban đầu. Nhờ đó, tổ chức có thể triển khai các biện pháp phòng ngừa, nhằm giảm thiểu rủi ro tiêu cực và tối ưu hóa các cơ hội phát triển khi chúng xuất hiện.
ISO 9001:2015 còn tập trung vào việc điều chỉnh chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua chu trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” (PDCA). Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng đã điều chỉnh các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm: Lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, tiếp cận theo quá trình, cải tiến, ra quyết định dựa trên bằng chứng, và quản lý mối quan hệ.
Áp dụng tất cả các loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Mặc dù ISO 9001 là một tiêu chuẩn tự nguyện, nhưng một số lĩnh vực sản xuất đặc biệt có thể đòi hỏi chứng nhận ISO 9001 để đảm bảo chất lượng và tuân thủ. Dưới đây là một số lĩnh vực yêu cầu áp dụng ISO 9001:2015 tại Việt Nam:
➤ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
➤ Ngành sản xuất phân bón
➤ Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
➤ Ngành sản xuất mũ bảo hiểm
➤ Ngành sản xuất keo dán gỗ
➤ Ngành chế tạo và sửa chữa tàu biển
➤ Sản xuất, kinh doanh lĩnh vực xăng dầu
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) là cốt lõi của mọi hoạt động đảm bảo chất lượng. Để thực hiện 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần tuân thủ một số nguyên tắc cốt lõi như:
Nguyên tắc 1: Hướng theo khách hàng
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng
Nguyên tắc 7: Quản lý các mối quan hệ
Lợi ích đối với doanh nghiệp
Việc áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn giúp phân công nhiệm vụ rõ ràng, từ đó nâng cao khả năng phối hợp giữa các phòng ban. Điều này dẫn đến việc tiết kiệm thời gian và tài nguyên, tạo ra môi trường làm việc khoa học và hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 9001 thể hiện cam kết mạnh mẽ về chất lượng và sự cải tiến liên tục. Điều này không chỉ củng cố uy tín lãnh đạo trong mắt nhân viên mà còn tạo niềm tin với đối tác và khách hàng.
Việc tuân thủ ISO 9001 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và dịch vụ, giảm thiểu lãng phí và chi phí. Các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao sẽ thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
ISO 9001 đặt ra các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng, giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định trong chất lượng sản phẩm. Sự cải tiến liên tục trong quy trình cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với chất lượng đồng đều, từ đó tạo dựng được lòng tin từ khách hàng.
ISO 9001 yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu. Điều này đảm bảo rằng tất cả nguyên vật liệu đầu vào đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cần thiết, từ đó giảm thiểu rủi ro về chất lượng sản phẩm cuối cùng. Việc này không chỉ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn bảo vệ uy tín thương hiệu.
ISO 9001 tập trung vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp được yêu cầu thường xuyên thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng để cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Sự chú trọng vào khách hàng này không chỉ giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà còn dự đoán và đáp ứng nhu cầu tương lai, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng.
Lợi ích của ISO 9001 đối với khách hàng:
Trên đây là bài viết về ISO 9001 đã được Best Global trình bày cụ thể để doanh nghiệp nắm thông tin nhằm đáp ứng chất lượng và an toàn tiêu chuẩn đề ra. Nếu có khó khăn hay có vấn đề gì cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
CÔNG TY TNHH ĐÁNH GIÁ – CHỨNG NHẬN BEST GLOBAL
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐÁNH GIÁ – CHỨNG NHẬN BEST GLOBAL
Địa chỉ: 91 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 2203 9686
Email: info@bestglobal.vn