TẠO DỰNG NIỀM TIN - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Image Liên hệ 028 2203 9686

Tài liệu

TÌM HIỂU ISO 22000
TÌM HIỂU ISO 22000
Project Date : 19/09/2024

ISO 22000 Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp làm trong chuỗi thực phẩm hiện đang áp dụng các hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm nhằm chứng minh cho các khả năng tuân thủ An toàn Thực phẩm cho người tiêu dùng có thể tin tưởng được. Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống An toàn Thực phẩm cho các doanh nghiệp hoạt động xây dựng được hệ thống kiểm soát và đảm bảo thực phẩm an toàn hơn. ISO 22000 không chỉ nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng Best Global tìm hiểu những nội dung về  qua bài viết.

1. ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng và ban hành với nội dung về an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có tên gọi đầy đủ là Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain, tức là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. ISO 22000 được xây dựng dựa trên nền của tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm cung cấp những yêu cầu, khuôn mẫu giúp các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp quản lý tốt hệ thống sản xuất từ đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

ISO 22000 có giá trị quốc tế và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Việc doanh nghiệp áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có một hệ thống quản lý thực phẩm tốt, đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

2. Đối tượng áp dụng

Cụ thể, các nhà sản xuất và chế biến, nhà cung cấp dịch vụ, nhà điều hành vận tải và nhà thầu phụ, kho bãi và phân phối, cửa hàng bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, cũng như các tổ chức liên quan chặt chẽ như nhà sản xuất thiết bị, bao bì, sản phẩm tẩy rửa, phụ gia và thành phần đều là đối tượng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Các hệ thống hoặc mô hình doanh nghiệp có thể được tiến hành áp dụng ISO 22000 như sau:

  • Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm: Bao gồm các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất đồ uống, nhà máy đóng hộp, nhà máy sản xuất thực phẩm đông lạnh và các nhà máy sản xuất thực phẩm khác.
  • Công ty vận chuyển và lưu trữ thực phẩm: Bao gồm các công ty vận chuyển và kho lưu trữ thực phẩm để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
  • Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Bao gồm các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán cà phê và các dịch vụ ăn uống khác.
  • Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: Bao gồm siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ thực phẩm và các điểm bán lẻ khác cung cấp sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng.
  • Các tổ chức liên quan đến thực phẩm: Bao gồm các tổ chức nghiên cứu, phòng thí nghiệm kiểm tra thực phẩm, các cơ quan quản lý thực phẩm và các tổ chức liên quan đến an toàn thực phẩm.

3. Nguyên tắc 

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo cấu trúc High-Levels Structure (HLS) nhằm dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001,…) đang áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

HACCP là một trong những nền tảng để xây dựng ISO 22000. Do đó để thực hiện ISO 22000 thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được 7 nguyên tắc HACCP gồm:

4. Lợi ích

Chứng chỉ ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích thiết thực và quan trọng cho các tổ chức trong ngành thực phẩm. Dưới đây là những lợi ích nổi bật:

  • Nâng cao uy tín và tin cậy

Việc sở hữu chứng chỉ ISO 22000 không chỉ khẳng định cam kết của tổ chức đối với an toàn thực phẩm mà còn nâng cao uy tín và độ tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác và các cơ quan quản lý. Điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin vững chắc với người tiêu dùng, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Mở rộng cơ hội thị trường

Chứng chỉ ISO 22000 thường là điều kiện tiên quyết để tham gia vào các thị trường lớn và khó tính. Nhiều nhà phân phối và khách hàng yêu cầu các đối tác của họ phải có chứng nhận này. Sở hữu chứng chỉ này giúp tổ chức có thể dễ dàng mở rộng thị trường, cả trong nước và quốc tế.

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 22000 thường có lợi thế cạnh tranh rõ rệt hơn so với các đối thủ không có. Chứng chỉ này chứng minh rằng tổ chức thực hiện các quy trình quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, từ đó tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

  • Giảm thiểu rủi ro

Việc áp dụng các tiêu chuẩn của ISO 22000 giúp tổ chức nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố thực phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp.

  • Tiết kiệm chi phí

Thực hiện các quy trình quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu lãng phí, sai sót và sự cố. Qua đó, tổ chức có thể tiết kiệm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

  • Thúc đẩy phát triển bền vững

ISO 22000 khuyến khích các tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc áp dụng các quy trình hiệu quả không chỉ góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Trên đây là bài viết về  ISO 22000 đã được Best Global trình bày cụ thể để doanh nghiệp nắm thông tin nhằm đáp ứng chất lượng và an toàn tiêu chuẩn đề ra. Nếu có khó khăn hay có vấn đề gì cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

CÔNG TY TNHH ĐÁNH GIÁ – CHỨNG NHẬN BEST GLOBAL

YÊU CẦU BÁO GIÁ


Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐÁNH GIÁ – CHỨNG NHẬN BEST GLOBAL

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thị Nhung, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 2203 9686

Email: info@bestglobal.vn