Tin Tức

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG ISO 22000

03/06/2024

I. Khó khăn về phía doanh nghiệp

1. Chưa có nhiều kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000

Một số doanh nghiệp chưa thực sự tìm hiểu sâu về lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang hoạt động có đòi hỏi những yêu cầu hoặc tiêu chuẩn cần phải có. Do đó họ thường thờ ơ và không quan tâm đến việc áp dụng tiêu chuẩn này.

Giải pháp cho vấn đề này thì các lãnh đạo của doanh nghiệp cần cam kết và quan tâm sâu sát đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Cần sự đồng thuận và nhất quán trong việc thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.

2. Thiếu thông tin triển khai

Nhiều doanh nghiệp có tìm hiểu về tiêu chuẩn này nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để đạt được chứng nhận ISO 22000 để mang về những giá trị mà doanh nghiệp cần.

Giải pháp tốt nhất ở đây là các doanh nghiệp này nên tìm đến các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ về các thủ tục xin chứng nhận ISO 22000 hoặc muốn biết thêm về cách áp dụng tiêu chuẩn này trong doanh nghiệp.

3. Hiệu quả mang lại kém

Một số doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 chỉ mang tính hình thức, chưa xây dựng hệ thống tài liệu hoàn chỉnh và triển khai nghiêm túc. Đánh giá nội bộ cũng chưa cao do đánh giá viên không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và năng lực.

Giải pháp ở đây để thực hiện được cuộc đánh giá về tiêu chuẩn này, phía các doanh nghiệp cần đảm bảo triển khai nghiêm túc và xây dựng hệ thống tài liệu đầy đủ, đồng thời đánh giá nội bộ bằng các chuyên gia có trình độ và năng lực.

II. Khó khăn từ phía nhà nước

1. Cơ quan quản lý chưa đồng bộ: Các cơ quan quản lý chất lượng an toàn thực phẩm chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

Kiến nghị: Cần tạo ra một cơ chế giao tiếp và hợp tác giữa các cơ quan quản lý liên quan. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các cuộc họp định kỳ để chia sẻ thông tin và định hướng chung về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Ngoài ra, cần xây dựng một hệ thống thông tin liên quan để cơ quan quản lý có thể truy cập và cập nhật thông tin một cách hiệu quả.

2. Chính sách khuyến khích chưa đủ: Doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào khi áp dụng ISO 22000.

Kiến nghị: Nhà nước cần thiết lập các chính sách khuyến khích rõ ràng và hợp lý để động viên doanh nghiệp áp dụng ISO 22000. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính, hoặc tạo ra các chương trình đào tạo và tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp.

3. Hệ thống quản lý không phù hợp: Hệ thống quản lý của Việt Nam không phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới.

Kiến nghị: Nhà nước cần xem xét và cập nhật hệ thống quản lý của mình để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi quy trình kiểm tra và giám sát, cung cấp tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp, và đảm bảo tính nhất quán trong việc thực hiện.

Ngày nay, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào đánh giá vệ sinh an toàn phẩm không những đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn mang lại những thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề từ phía cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để áp dụng được tiêu chuẩn này cũng còn gặp một số vấn đề được đề cập trong bài phân tích trên và cần được giải quyết sớm để tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được áp dụng rộng rãi và đảm bảo đem lại những giá trị to lớn cho cả phía doanh nghiệp, cơ quan   nhà nước và người tiêu dùng Việt Nam.